KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ NHÂN VIÊN TOÀN BỆNH VIỆN PHỔI

10:04:00 16/04/2021

Khám sức khỏe định kỳ:

·  Giúp chẩn đoán sớm các bệnh lí tiềm ẩn hoặc mới khởi phát, nhất là các bệnh lí nguy hiểm và ngày càng phổ biến như: rối loạn chuyển hóa: mỡ máu, đường máu, bệnh tim mạch,… thậm chí là ung thư.

·  Các bác sĩ đưa ra khuyến cáo theo dõi và phác đồ điều trị kịp thời, tăng cơ hội điều trị bệnh, rút ngắn thời gian chữa bệnh và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

·  Phát hiện, theo dõi và loại bỏ các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh.

·  Giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe, người lao động đảm bảo đủ sức khỏe để làm việc.

      ·  Nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên, giảm tai nạn lao động cũng như bệnh nghề nghiệp khác.

Theo thông tư số 13/2007/ TT-BYT của Bộ Y Tế hướng dẫn quy trình khám sức khỏe như sau: 

·  Hồ sơ ghi đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin về tiền sử sức khỏe của bản thân và gia đình.

·  Khám thể lực: đo chiều cao, cân nặng, nhịp tim, huyết áp.

·  Khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa như: khoa nội, khoa ngoại, da liễu, phụ khoa, tai-mũi-họng, răng-hàm-mặt, khoa mắt.

·  Khám cận lâm sàng: công thức máu, đường máu, xét nghiệm nước tiểu.

·  Chụp X-quang tim, phổi.

Ngoài ra, khuyến cáo nên có các hạng mục dưới đây khi khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên:

·  Khám mắt, kiểm tra sức khỏe cột sống, xương khớp đối với nhân viên văn phòng.

·  Trường hợp làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn, cần kiểm tra thính lực.

·  Siêu âm tổng quát.

·  Kiểm tra xét nghiệm máu cơ bản: chức năng gan, thận, chỉ số mỡ máu, đường máu,…

·  Đối với nữ giới, cần xét nghiệm tế bào âm đạo cổ tử cung.

·  Xét nghiệm virus viêm gan B – một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và đang phổ biến hiện nay.

·  Xét nghiệm sàng lọc ung thư giúp phát hiện sớm mầm mống bệnh.

         Căn cứ  vào kết quả khám lâm sàng, cận lâm sàng, người có thẩm quyền quyết định ký giấy khám sức khỏe kết luận: khỏe mạnh hay mắc bệnh, đánh giá xếp loại sức khỏe để xem đủ hay không đủ điều kiện tiếp tục công việc. Trường hợp phải điều trị, cần ghi rõ chuyên khoa.

         Như vậy, khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là việc làm vô cùng cần thiết và có tầm quan trọng lớn. Thông thường việc khám định kỳ được tổ chức 1 – 2 lần một năm để theo dõi thường xuyên sức khỏe người lao động, phát hiện sớm nguy cơ bệnh tật nếu có, từ đó chủ động điều trị sao cho hợp lý.

 

Ánh Nhựt

Đánh giá:

 

                   

4.2/5 (6 bình chọn)

 

Đang xử lý...